Khi gà chọi yếu chân sẽ làm giảm đi khả năng chiến đấu vốn, thậm chí ngay cả việc đứng thôi cũng trở nên khó khăn. Gà chọi yếu chân là do đâu? Cách chữa trị dứt điểm bệnh gà yếu chân thế nào? Hãy để Alo88 bật mí giúp bạn.
Dấu hiệu cho thấy gà chọi yếu chân
Bỗng một ngày phát hiện gà chiến thân yêu của mình có những dấu hiệu bất thường như sau nghĩa là chúng đã mắc phải bệnh gà chọi yếu chân.
- Đi đứng không vững, hành động mất kiểm soát.
- Bước kiểu cà nhắc, bước đi không đều.
- Hoặc đang đi thì chúng dừng lại với dáng vẻ vô cùng mệt mỏi.
- Gà rất hay bị té ngã, chân đá không có lực hoặc lực rất yếu.
- Với những tình trạng bị nặng nếu không chữa trị thì chúng có thể bị liệt.
Nguyên nhân gây bệnh gà chọi yếu chân
Để có thể chữa trị đúng cách cho gà chiến, anh em phải tìm ra được nguyên nhân nào gây bệnh gà chọi yếu chân. Thông thường gà bị bệnh do vướng phải những điều sau.
- Lúc gà trống còn tơ chưa được chủ nhân cho luyện tập thể lực.
- Có thể bị chấn thương ở những trận đấu mà chưa kịp hồi phục.
- Nguồn thức ăn không đủ dinh dưỡng.
- Có thể do di truyền từ đời ông bà, bố mẹ.
Cách trị bệnh gà chọi yếu chân từ kinh kê
Khi gà mắc bệnh gà chọi yếu chân thì anh em hãy bình tĩnh, đừng nóng vội, hãy quan sát chúng để chẩn đoán tình trạng của gà để có những phương án chữa bệnh hợp lý.
Gà chọi yếu chân do thiếu chất
Nếu gà của bạn thiếu chất, dẫn đến mắc phải bệnh gà chọi yếu chân thì sẽ được biểu hiện qua dáng đi và sức khỏe. Gà không đủ cân nặng thì cần xem xét và cân bằng lại chế độ ăn.
Hãy bổ sung chất đạm từ thịt bò, lươn, cá, giun,… một số khoáng chất và vitamin để đảm bảo cung cấp đa dạng dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra nơi ở của chúng cũng đặc biệt quan tâm, đảm bảo vệ sinh sạch, thoáng, mát.
Bị té, ngã dẫn đến gà bị yếu chân
Nếu gà chọi của bạn bị mắc bệnh yếu chân do té, ngã thì có thể chúng đã bị gãy chân, do đó hãy bó bột cho chúng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên giá thành cho việc băng bó này khá cao.
Gối yếu khiến gà bị yếu chân
Đi đứng loạng choạng hoặc sưng gối thì hãy xác định là gà bị va vào đâu hay bị vấn đề xương khớp. Nếu bị sưng chỉ vì bị va vào thì chỉ cần dùng đá lạnh để chườm giúp gà nhanh hồi phục. Còn nếu bị xương khớp thì phải cần điều trị lâu dài.
Gà bị yếu chân do thiếu tập luyện
Gà chiến không có nhiều thời gian để luyện tập hoặc không được chủ nhận hướng dẫn thì rất hay bị té do lực yếu. Do đó cần đa dạng nguồn dinh dưỡng và tăng thời gian tập luyện cho gà, nhưng không được tập quá sức sẽ dễ làm suy gà.
Gà bị yếu chân do bệnh
Khi gà bị bệnh thể trạng sẽ không tốt, sức khỏe đặc biệt sa sút. Vì thế hãy nhanh chóng tìm ra những nguyên nhân gây bệnh hoặc mắc phải bệnh gì để chữa trị kịp thời.
>>> Xem thêm: Cách nuôi gà đá bo lớn thế nào mới hiệu quả? Bật mí nuôi gà hay
Gà bị yếu chân do trúng gió
Tình trạng gà bị trúng gió không phải là trường hợp lạ. Nếu không may gà bị gió thì hãy dùng rượu hoặc dầu gió xoa bóp cho chúng giúp cơ thể ấm lên. Thực hiện liên tiếp trong 2 ngày, nếu không có dấu hiệu giảm thì có thể gà mắc bệnh khác, anh em nên ôm đến cơ sở chữa bệnh thú y để điều trị kịp thời.
Những phương pháp luyện tập cho gà chọi yếu chân
Nhằm giúp gà chiến nhanh chóng lấy lại phong độ và đạt được thể trạng tốt nhất. Ngoài việc điều trị, anh em nên kết hợp cho gà tập luyện những phương pháp như sau.
Bài tập chạy lồng, chạy bội
Hãy tìm một con gà phu khỏe mạnh, cùng chạng với con gà đang bị bệnh. Hãy cho con gà khỏe vô trong lồng và gà bị yếu chân ở ngoài lồng. Cách tập này chủ yếu để cho chúng tìm cách để đá với nhau, việc hoạt động ở chân liên tục sẽ giúp chúng có đôi chân khỏe, tăng sức bền và linh hoạt hơn.
Bài tập gối
Anh em có thể thực hành cho gà chiến của mình một trong hai bài tập gối sau đây.
Dùng tay luồn vào lườn của con gà bị bệnh yếu chân, sau đó nâng chúng lên tầm 20 -30cm và thả rơi tự do để chúng tự giữ thăng bằng. Tập liên tục khoảng 20 lần cho 5 ngày đầu, có thể chia nhỏ cữ tập để tránh gà bị quá sức. Có thể tăng đô tập luyện khi chúng đã quen.
Cách khác, anh em có thể gà đứng lên tay của mình và bắt đầu tung chúng lên cao và để chúng rơi tự do, kiểu tập này không phải để chúng rơi xuống đất mà rơi và bám trên tay người tập. Kiểu tập này sẽ giúp các cơ ở hai bên đùi được săn chắc và khỏe hơn, đồng thời giữ cân bằng tốt. Nếu chúng đã quen thì có thể tập nâng cao.
Gà chọi yếu gân có gì khác với gà chọi yếu chân?
Ngoài vấn đề gà chọi yếu chân thì gà chọi yếu gân cũng nhận được sự quan tâm rất nhiều. Gà chọi yếu gân có chữa trị được hay không? Cách khắc phục gà chọi yếu gân? Hiểu về gà sẽ giúp anh em làm rõ vấn đề này nha.
Biểu hiện của căn bệnh này khá giống với gà chọi yếu chân, chân đá lực rất nhẹ hoặc không chứa lực. Muốn nhảy lên nhưng hay bị ngã, chới với, có khi chúng không thể bay lên được,…
Nguyên nhân gây bệnh gà chọi yếu gân
Có nhiều vấn đề gây nên bệnh gà chọi yếu gân hay mất gân. Sau đây là một số trường hợp thường gặp.
- Do chế độ ăn uống không được chú trọng, thiếu chất hoặc ăn thức ăn công nghiệp trong thời gian dài.
- Môi trường nuôi không đảm bảo những tiêu chí, sạch, thoáng, mát.
- Chế độ luyện tập không phù hợp.
- Gà bị đau ở hai chân do không được chữa trị, chân đau dẫn đến gà ít vận động, các cơ ở hai bên đùi không phát triển đồng đều.
Trường hợp gà chọi yếu gân có nhiều nguyên nhân gây bệnh nên từ đó cũng có nhiều phương án điều trị. Thế nhưng có một số con không thể chữa trị được, một là do tố chất, hai là do di truyền, vậy nên nếu thử nhiều lần mà không thấy gà tiến triển thì anh em nên bỏ qua.
Cách điều trị gà bị yếu gân
Nếu gà bị yếu gân mắc phải ở những con gà tơ, gà mới thay lông xong thì cần phải xem lại chế độ ăn uống và môi trường sống đã đủ điều kiện chưa. Ngoài ra, bổ sung thêm cho gà những dưỡng chất quan trọng là việc cấp bách
Với những con gà mới trải qua quá trình thay lông sẽ có thời gian nghỉ ngơi dài, lâu ngày không hoạt động nên chân yếu cũng dễ hiểu. Hãy cho chúng thời gian, sẽ rất nhanh chúng sẽ trở lại như trước.
Gà tăng hoặc giảm cân đột ngột cũng cũng là nguyên nhân gây nên bệnh gà bị yếu gân. Anh em cần xem lại chế độ ăn, không nên cho ăn quá nhiều trong một bữa, cần điều chỉnh lại lượng ăn giúp gà lấy lại cân nặng phù hợp.
Phòng chống gà bị yếu chân
Hiện tại gà của bạn trông rất mạnh khỏe và cơ thể vô cùng cường tráng, như vậy không có nghĩa là chúng sẽ không bao giờ mắc bệnh. Do đó việc phòng chống bệnh là điều nên làm và cực kỳ quan trọng.
Cần phải tiêm vacxin phòng các bệnh dễ mắc ở gà, trong đó có bệnh bại liệt. Chế độ dinh dưỡng đa dạng. Kết hợp các phương pháp om bóp để làm tăng sức khỏe, giúp da dày và đẹp hơn.
Kết luận
Dù gà chọi yếu chân hay gà chọi yếu gân thì cũng đều có nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị. Thông qua bài viết này anh em có thể áp dụng để điều trị cho chiến kê của mình, đừng bỏ qua những bài tập thể lực bổ ích nha.