Gà Shamo – Chiến thần của Nhật gồm có các dòng gà hay nào khác? 

Khả năng đấu đá đỉnh cao

Gà Shamo từ lâu đã được sư kê biết đến bởi bản tính hung dữ, đanh đá và lối đòn đá rất hay. Gà Shamo Nhật được ví von như một võ sĩ Samurai hay quân kê tài giỏi khi đá cựa sắt. Hãy theo chân Alo88 tìm hiểu rõ hơn về giống gà chiến tài ba này.

Gà Shamo xuất xứ từ nước nào?

Gà chiến Shamo lừng danh
Gà chiến Shamo lừng danh

Gà Shamo được tìm thấy rất nhiều ở Nhật Bản, dịch theo nghĩa Hán Việt thì chúng có tên là Quan Kê. Dòng gà đá này phân bố rất rộng, đầu tiên được du nhập vào Đài Lan, Thái Lan sau phát triển mạnh ở Nhật Bản.

Nhiều tài liệu cổ nói rằng, gà Shamo có nguồn gốc ở Ấn Độ, du nhập vào thị trường Thái rồi sau đó mới đến Nhật.

Ở Nhật, chúng có tên là Chu – Shamo, Chu ở đây chính là tên của một vị vua thời nhà Chu, ông là người đầu tiên đã mang dòng gà này vào thị trường Nhật và từ đó chúng rất được người dân nơi đây yêu thích.

Người Nhật chuộng gà Shamo không chỉ có ngoại hình đẹp, dáng đứng thẳng, nghiêm trang tạo nên sự uy nghiêm hiếm thấy. Được mệnh danh là “tướng kê” vì chúng có khả năng chiến đấu đỉnh cao, sức chịu đòn bền bỉ.

Đất nước Nhật Bản rất ưu ái cho dòng gà này, đặc biệt khi được chính phủ ban hành lệnh liệt kê gà Shamo vào danh mục gà quý cần được bảo tồn để không bị tuyệt chủng.

Lối đánh thần thánh của gà Shamo Nhật Bản

Khả năng đấu đá đỉnh cao
Khả năng đấu đá đỉnh cao

Gà chọi Shamo ấn tượng bởi khí thế ngút trời, rất oai phong và lẫm liệt. Những con chọi Nhật này có cân nặng rất đa dạng khoảng từ 1.5kg – 5.6kg nên rất dễ ghép chạng thi đấu.

Gà Shamo có rất nhiều tài năng hiếm có khi chúng có thể thi đấu ở cựa sắt, cựa dao và đá kiểu truyền thống.

Ngoài ra sức mạnh vô đối cùng cơ thể dẻo dai đáng kinh ngạc được thể hiện qua những cú đá siêu ngầu, có thể khéo léo linh hoạt ẩn chứa lực ra đòn khủng khiếp.

Dù thi đấu ở chạng nào đi nữa thì chúng đều rất trâu bò, có thể thấy sức bền của nó rất tốt. Tính cách khá bình tĩnh nhưng đó là chúng đang tập trung tính toán làm thế nào để hạ gục được đối thủ, đồng thời xem sơ hở cùng các yếu điểm để nhanh chóng kết thúc trận đấu mà thôi.

Bản lĩnh gan dạ nhưng rất mưu mô. Đây chính là cụm từ chính xác khi miêu tả về giống gà Shamo xứ hoa anh đào này.

Hình dáng cơ thể của gà Shamo

Tỷ lệ cơ thể cân đối
Tỷ lệ cơ thể cân đối

Sự khác biệt rất dễ nhớ đó chính là dáng đứng của gà Nhật thẳng đứng và cao, cổ dài có độ cong nhất định. Với những con gà mái Shamo thì mỏ ngắn, ánh mắt rất tinh tường và mưu mô, phần lông mày có hướng lồi lên bên trên.

Những con gà trống thì mỏ ngắn hơn, tròng mắt màu trắng đục, ở gà tơ thì có màu hơi đổ vàng, lông mày trồi ra giống gà mái và không có tai.

Mồng dâu ba khía phổ biến. Phần cánh có hướng khép chặt vào thân và vai thẳng đồng thời nhô lên.

Nhìn chung càng về sau thì cơ thể càng thu hẹp dần nhưng tỷ lệ cơ thể rất cân đối. Các lông đuôi dài. Bởi vì gà Shamo dáng đứng thẳng và nghiêm trang nên có thể dễ dàng thấy được các cơ ở đùi vì chúng lộ hẳn ra. Đa số các con gà đá Shamo đều có màu chân là vàng hoặc vàng có xen lẫn những đốm đen.

>>> Xem thêm: Gà chọi Cuba – Giống gà sở hữu chiến thuật cùng lối đá đỉnh cao

Phân loại các dòng gà Shamo

Gà Shamo tuy là chiến kê quý hiếm rất được yêu thích ở Nhật nhưng sự yêu mến của các nước phương Tây dành cho Shamo cũng không hề kém cạnh.

Người dân phương Tây họ dùng những dòng gà Shamo gốc để từ đó lai tạo ra những giống gà mới cũng sở hữu nhiều đặc điểm nổi trội như thế hoặc có khi hơn.

Đúng vậy, mỗi giống gà mới đó đều có những ưu thế riêng nhưng riêng gà Chu-Shamo thì không được công nhận ở châu Âu trừ Anh và Ý, chỉ vì Chu-Shamo không có bản chính thức.

Nhật Bản chia gà Shamo thành 4 dòng như sau:

  • Gà O-Shamo: Là dòng gà có kích thước được xem là cao  lớn nhất so với 3 dòng Shamo còn lại. Với những con gà trống Shamo đã trưởng thành có thể đạt mức cân nặng lên đến 5kg và gà mái ở dòng này so với gà trống thì không có sự chênh lệch nhiều về cân nặng.
  • Gà Chu-Shamo: Dòng gà này mức cân nặng nhẹ hơn O-Shamo, gà trống Chu-Shamo trưởng thành nặng khoảng 4kg và 3kg ở gà mái.
  • Dòng gà Nankin-Shamo: So với 2 dòng trước thì Nankin-Shamo được gọi là gà lùn vì trọng lượng cơ thể của chúng nhẹ hơn.
  • Dòng gà Ko-Shamo: Sau dòng Nankin Shamo thì dòng Ko-Shamo có cân nặng nhẹ nhất, khoảng 1,5kg ở gà trống trưởng thành. Bởi vì trọng lượng cơ thể nhẹ,  không máu chiến nên rất khó thi đấu, do đó chúng hợp với việc nuôi để làm gà cảnh hơn.

Với tài năng hiếm có và bản lĩnh anh dũng, gà Shamo Nhật Bản đã chinh phục được nhiều sư kê và dần khẳng định vị thế của mình trên làng gà thế giới.

Đặc biệt ở các nước châu Âu, họ rất yêu thích những đặc tính cũng như khả năng chiến đấu đình đám chỉ có ở dòng Shamo này.

Ngoài ra ở Việt Nam, dù yêu mến gà Shamo nhưng độ phủ sóng còn yếu nên cũng còn có rất nhiều anh em còn chưa biết đến gà chiến siêu đỉnh này.

Hiện nay ở nước ta, xu thế dòng gà nhập cũng được đón nhận khá nhiệt. Mặc dù gà Shamo có giá bán cao thế nhưng với các sư kê lão làng thì chắc chắn sẽ không từ chối.

Những lưu ý giúp gà Shamo mạnh khoẻ mỗi ngày

Cách nuôi gà Shamo
Cách nuôi gà Shamo

Để gà chiến ngày càng trở nên mạnh khoẻ và đạt sung mãn tối đa thì quá trình nuôi gà chính là yếu tố chủ chốt.

Mặc dù dòng gà Nhật Shamo nhiều ưu điểm siêu việt đến đâu thì cũng có nhược điểm như bao dòng gà khác. Do đó để gà phát triển tối ưu thì yêu cầu người nuôi phải có trình độ am hiểu về gà giỏi.

Nhiệt độ thích hợp

Khi quyết định nuôi gà Shamo thì anh em phải có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ như đèn chiếu sáng nông nghiệp hoặc hệ thống trợ giúp khi gà ấp. Đồng thời, phải duy trì nhiệt độ 14 – 18 độ liên tục không ngừng nghỉ.

Dinh dưỡng cho gà

Gà Shamo cần phải được uống nước thường xuyên. Gà khi vào quá trình ấp anh em có thể cho chúng uống dung dịch 10g glucose vào 1g/lít Vitamin C vào ngày đầu tiên.

Đồng thời, gà Shamo cần nguồn dinh dưỡng phong phú khi đẻ trứng. Trên thị trường có rất nhiều cửa hàng chuyên thức ăn cho gà chất lượng, anh em có thể trộn chung với ngũ cốc, rau, thảo mộc không quá 25% để hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và khả năng lướt bệnh đường ruột khá tốt.

Vệ sinh nơi ở

Gà Shamo bản chất yêu thích sự tự do nên anh em hãy nuôi chúng ở mảnh đất không gian rộng và thoáng hoặc thiết kế chuồng theo khả năng nhưng không quá bó buộc chúng.

Như vậy chúng có điều kiện thuận lợi để tập luyện, bay nhảy rất có ích cho sức khỏe. Ngoài ra anh em nên chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại để chúng có một môi trường sống khoẻ và tốt.

Nếu anh em khả năng có giới hạn thì hãy xem xét thế nào nếu sử dụng các thiết bị hỗ trợ như tiêu độc và khử trùng, giúp anh em ít tốn thời gian và công sức mà hiệu quả mang lại rất cao.

Khi thực hiện vệ sinh chuồng gà, hãy đảm bảo đã ngăn cách các động vật khác.

Nếu phát hiện dịch bệnh, hãy tiêm phòng cho chúng, đồng thời tách biệt chúng để tránh sự lây lan.

Kết luận

Alo88 đã thông tin đến dòng gà Shamo được đông đảo sư kê trên thế giới yêu thích. Qua bài này, hy vọng sẽ giúp anh em hiểu thêm cách nuôi cũng như đặc tính của chúng để có sự chọn lựa phù hợp. Hãy thường xuyên ghé thăm website để biết thêm nhiều tin hay khác nha.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *